Chùa Châu Hưng là di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích theo Quyết định số 3946/QĐ-UBND ngày18/8/2011 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Châu Hưng tọa lạc tại số 37, đường Cây Keo, khu phố 1, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở tôn giáo Phật giáo thuộc phái phật giáo Đại thừa (hệ phái Bắc tông).

     Chùa Châu Hưng được tạo lập năm 1844 với kết cấu đơn sơ, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Chùa được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2006 đến năm 2009 thì hoàn thành; với diện tích xây dựng 365 m2 trên tổng diện tích 5.796 m2 đất.

Chùa Châu Hưng có nhiều hiện vật thờ cúng có giá trị nghệ thuật cao và nghi thức cúng tế (phi vật thể) mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam và là địa chỉ cách mạng nổi tiếng của Thủ Đức.

     

                                                                                Toàn cảnh chùa Châu Hưng

                                                           

                     Tượng Quan Âm Bồ Tát                                                                   Tượng Hộ Pháp Bồ Tát

    

                               Chánh Điện                                                                                Đạt Ma Tổ Sư

Chùa có vị trí chiến lược do nằm trong vùng căn cứ Bình Phú, cánh Bắc Thủ Đức, thuộc vành đai an toàn của Sài Gòn. Thời kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) chùa là căn cứ cách mạng, tiếp tế, cung cấp tình hình địch và là địa điểm hội họp của cán bộ, chiến sĩ của ta.

Thời kỳ chống Mỹ, chùa là nơi che dấu các chiến sĩ, cán bộ cách mạng (1963 - 1969), cán bộ chiến sĩ của ta sử dụng căn gác nơi tiền điện của chùa làm nơi ẩn náu bí mật, các cán bộ dùng thang tre lên gác và trần nhà nới góc trái của tiền điện và sau khi lên thì được đóng kín lại một cách khéo léo, không thể phát hiện.

Những năm sau cho đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, chùa Châu Hưng cùng bà con Nhân dân Bình Phú che giấu và nuôi cơm cho các chiến sĩ, cách mạng, làm nơi hội họp, cung cấp thông tin để quân ta nắm bắt tình hình địch và xây dựng các chiến lược đánh phá địch.

    

              Căn gác nơi chiến sĩ cách mạng ẩn nấp                                           Cầu thang lên gác mái

            

                                               

                                                                                               Bài vị cổ

Chia sẻ bài viết