Đình An Khánh

Đình An Khánh

Qua rà soát thu thập pháp lý liên quan Đình thần An Khánh, phường Thủ Thiêm thành phố Thủ Đức được biết: Báo xuân năm 1998, xuân 2000 Quận 2 của tác giả Hải Đường (Ngày xuân du khảo những chứng tích lịch sử quý hiếm ở quận 2) và cuốn “Thủ Thiêm quá khứ và tương lai” xuất bản vào tháng 10/2010 của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân và bút dịch nội dung sắc phong, lịch sử tóm tắt làng An Lợi (An Khánh) ngày 28/8/2008 của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, về:

Nguồn gốc Đình An Khánh, phường Thủ Thiêm:  Đình An Khánh không rõ nguồn gốc tạo lập, theo thực tế Đình có tổng diện tích khuôn viên 745,23m2 (diện tích Đình: 630,3m2, diện tích khu mộ: 114,93m2) theo bài Báo xuân 1998 và xuân 2000 Quận 2 của ông Hải Đường (Ngày xuân du khảo những chứng tích lịch sử quý hiếm ở quận 2) và cuốn “Thủ Thiêm quá khứ và tương lai” xuất bản vào tháng 10/2010 của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân, đình được khai lập vào khoảng thời gian từ 1679 đến 1725. Đình có lưu giữ một mảnh lụa thêu dòng chữ Hán có nội dung: “Bình Dương huyện, Gia Định tỉnh, Tân Bình phủ, Bình Trị tổng, An Lợi xã, Trần Thống Quân Hà Quảng Thống sư, danh lộc tri thủy bộ chi thần, tước sắc thần hoàng bổn cảnh”, mảnh lụa này không rõ sắc phong thời gian nào?; Một chiếc Ấn hình vuông có khắc 6 chữ Hán “Quan Thánh đế quân linh bửu”, kế bên Đình có một ngôi Lăng mộ to lớn bằng hợp chất cổ (không có bia lăng) và được dân làng An Khánh thường gọi là “Đình ông tướng” được phụng thờ trong Đình.

Theo Ban Quý tế thì mảnh lụa có từ thời vua Tự Đức (mảnh lụa trên theo Báo xuân Quận 2 thì được sắc phong vào khoảng thời gian 1832) và khẳng định Lăng thần là lăng của Võ tướng họ Trần được thờ trong Đình (chưa xác định được danh tính); Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã phục chế nội dung Bản sắc phong theo đề nghị của Ban Quý tế Đình An Khánh (có gửi kèm mảnh lụa sắc phong) dựa trên các tài liệu lịch sử và các bản sắc phong thần cùng thời điểm vua ban cấp cho các làng xã khắp lục tỉnh Nam kỳ, vào ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852) và chưa khẳng định có sắc phong hay không và chỉ phục chế theo yêu cầu Ban Quý tế Đình An Khánh.

Khu Lăng mộ (có 03 ngôi mộ) đã tổ chức khai quật và phục dựng vị trí kiến trúc một ngôi mộ cổ tại Khu mộ cổ Gò Quéo, phường Bình Trưng Đông, Quận 2 theo chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, do Tiến sĩ Phạm Hữu Mý - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử văn hóa thành phố thực hiện và đã hoàn thành phục dựng vào ngày 16/3/2015 (đính kèm hình ảnh). Riêng 02 ngôi mộ còn lại (01 ngôi mộ tên Lương Mãng Châu, do bà Lương Thị Đặng con ruột bốc mộ; 01 ngôi còn lại không rõ tên cũng đã bốc theo quy trình vắng chủ). Tất cả các hiện vật thờ cúng của Đình do ông Lê Văn Tốt, đại diện Hội Đình quản lý và thờ cúng tại Đình Long Phú, phường Long Trường, Quận 9 (cũ) nay là thành phố Thủ Đức, kể cả vật kiến trúc tháo dỡ được kiểm kê và bàn giao theo quy trình di dời các cơ sở tín ngưỡng dân gian cho ông Lê Văn Tốt quản lý đến nay.

 

Thông tin mô phỏng 3D: Đường dẫn

Hiển thị mô phỏng 3D

Khung cảnh tổng quan
CÁC ĐIỂM ĐẾN MÔ HÌNH 3D KHÁC